Vertu là mẫu điện thoại sang trọng và đắt giá nhất hành tinh.Nhưng ít ai biết được để làm nên một thiết bị như vậy đòi hỏi một quá trình thiết kế và lắp ráp công phu.
Logo của Vertu ban đầu là hình ảnh hai cánh tay mềm mại dang rộng. Nhưng về sau, để tránh quá giống với logo của Mazda, trưởng nhóm thiết kế Frank Nuovo đã "mài nhọn" các đường nét để hình ảnh đại diện của Vertu trông góc cạnh và mạnh mẽ hơn. Cái tên Vertu bắt đầu xuất hiện trên thị trường điện thoại di động vào cuối những năm 1990. Đây được xem là nguồn cảm hứng huyền thoại đến từ các nhà thiết kế của Nokia – hãng điện thoại lớn và phổ biến nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau một thời gian tự thiết lập triều đại cho riêng mình, Vertu đã thật sự "đủ lông đủ cánh" để có thể tự đứng vững với một thương hiệu, một logo riêng và nhất là một sự cạnh tranh công khai với các đối thủ khác, ngay cả Nokia.
Năm ngoái, Vertu đã tách ra khỏi Nokia sau khi được mua lại cổ phần và thiết bị này cũng nhanh chóng chuyển sang nền tảng Android. Veru hiện là chiếc điện thoại “độc nhất vô nhị” thử nghiệm Android với chi phí không dưới 1.000 USD. Trụ sở của Vertu được chia thành hai nửa: bên phải là phòng hành chính và thiết kế, bên trái là hệ thống sản xuất và vận chuyển có thể nhìn thấy từ khu vực tiếp tân.
Tất cả nhân viên làm việc trong khu sản xuất đều phải mặc áo trong phòng thí nghiệm và dây đai gót chân để chống ồn. Các phòng đều sẽ được lắp mặt kính sapphire liên kết với các màn hình hiển thị để chống ô nhiễm hạt. Nguyên lý trung tâm trong thiết kế Vertu vẫn không thay đổi so với ngày đầu. Giám đốc thiết kế, Hutch Hutchinson nói: "Nếu bạn muốn một thiết bị nổi bật, đó là những gì Vertu làm được".
Tầng trên cùng là bộ phận quản trị và bán hàng toàn cầu. Trong khi đó tầng trệt chịu trách nhiệm lắp ráp, kiểm tra và đóng gói.
Không có hệ thống dây chuyền, mỗi kĩ sư sẽ phụ trách lắp ráp Vertu từ đầu tới cuối nhằm đảm bảo tính tinh xảo trong thiết kế.
Nếu bất kì chi tiết nào có thể thực hiện bằng tay, các kĩ sư của Vertu tuyệt đối không dùng đến máy móc.
Mỗi chi tiết của Vertu dù là nhỏ nhất cũng đều được chăm chút cẩn thận, tỉ mỉ.
Công đoạn khắc tên của thương hiệu Vertu lên thân máy cũng được thực hiện khá kỹ lưỡng.
Không gian làm việc tại Vertu được ví như một "pháo đài phòng thủ", mỗi kĩ sư sẽ cai quản một "lãnh địa" cho riêng mình với vô số "vũ khí" được bày trên bàn làm việc.
Qualcomn hiện là nhà sản xuất chip xử lý chính thức cho Vertu.
Sau khi được lắp ráp xong, Vertu sẽ trải qua hàng loạt xét nghiệm máy để đảm bảo các tính năng được vận hành một cách chính xác nhất.
Một chiếc ốc nhỏ vít nhỏ cũng là chi tiết quan trọng làm nên chiếc Vertu hoàn hảo.
Tùy vào trình độ chuyên môn, phải mất từ 3 tháng đến 1 năm để trở thành kĩ sư thiết kế Vertu. Nhân viên đó phải nắm toàn bộ quy trình thiết kế và lắp ráp một chiếc Vertu trong lòng bàn tay.
Nhân viên phụ trách phải mang găng tay trắng và kiểm tra lần cuối cùng trước khi đóng hộp và xuất xưởng. Công đoạn cuối cùng này luôn được giám sát kĩ lưỡng.
Chiếc điện thoại Vertu mới nhất - Constellation được trang bị bao da đầy màu sắc để người dùng lựa chọn. Giá bán lẻ của thiết bị này có nơi lên đến 25.000 Euro.
Từ trái sang phải, 3 thiết bị hàng đầu của Vertu hiện nay. Signature 2008 - chiếc điện thoại đắt nhất thế giới hiện nay. Vertu Ti 2013 - điện thoại Android đầu tiên của hãng và Constellation có thiết kế kín đáo hơn.
Dù nổi tiếng với thiết kế khoa trương, như chiếc điện thoại làm bằng da rắn trong hình, Vertu cho biết đối tượng khách hàng mục tiêu của hãng vẫn là những người có thị hiếu bình dân, thay vì người dùng thích hàng "độc".
Hutch Hutchinson, Giám đốc thiết kế của Vertu, cho biết công ty đang nỗ lực trong việc thu hút người dùng với 2 mẫu điện thoại chạy Android là Vertu Constellation và Vertu Ti đã được ra mắt trong năm nay.
Định hướng kinh doanh của Vertu nhằm vào 3 mục tiêu: dịch vụ hỗ trợ khách hàng, thiết kế thủ công và vật liệu độc quyền. Chiếc điện thoại trong hình được làm bằng da cá sấu và zirconi.
Mô hình thú vị về toàn cảnh thành phố được làm bởi nhà điêu khắc người Anh Richard Wilson từ chính các chi tiết máy của Vertu. Đèn đường được làm từ các cột ăng-ten, các tòa nhà chọc trời được xây dựng bởi các khung máy kim loại, các bo mạch chủ được tận dụng làm các con đường màu xanh lá cây.